Tăng X12 traffic sau khi cứu site thành công

Case hôm nay không liên quan gì đến Google Penalty, cũng không liên quan gì đến các bản Update của Google. Case này dành cho các Website mãi không thể tăng được traffic, cứ kiểu le lói như ánh đèn dầu, leo lét mà không tắt, nhưng cũng chẳng đủ sáng một vùng trời. Chỉ trong 8 tháng ngắn ngủi, Matt và Ngũ Hổ Tướng đã làm cho traffic tăng lên hơn 14 lần (2,732 lên đến 38,420), thực sự đáng kinh ngạc với những kỹ thuật vô cùng Basic. Cùng tham khảo Case mà anh em trong nhóm kín gọi là: Thunder God (Thần Sấm) – Rền vang, âm ỉ và càng ngày càng dữ dội!

Matthew Woodward và các anh em làm SEO kiểu nông dân khởi nghĩa (giống như em) rất trung thành với ý nghĩ:

SEO cực kỳ đơn giản, không cần phức tạp hóa nó lên!

Rất nhiều cao thủ, nhiều thầy, nhiều khóa học luôn tìm tòi và chia sẻ những “công thức siêu bí mật”, nhưng “công thức” chỉ là một cách để tỏ ra nguy hiểm, còn sự thật lại vô cùng phũ phàng: “Chẳng có cái gì là siêu bí mật ở trong SEO cả”. Nếu muốn tăng traffic thì chỉ cần làm TỐT NHẤT 3 gạch đầu dòng sau:

  • Hãy lên một kế hoạch SEO Audit (ví dụ hoàn thiện 193+ SEO To Do List)
  • Hãy tạo ra Content một cách đều đặn và kỷ luật!
  • Build links một cách càng tự nhiên càng tốt

Và với Case Thunder God lần này, tất cả những kỹ thuật được phơi bày sẽ khiến cả nhà bất ngờ vì nó cực kỳ Simple và 1 Newbie cũng có thể xử lý được!!!

Tổng quan Case Thunder God

  • Đây là một Website Affiliate chuyên về sản phẩm giảm cân với khách hàng mục tiêu là khách hàng đến từ Mỹ và Anh Quốc.
  • Website cung cấp những reviews của chuyên gia, vô cùng đáng tin cậy và định hướng cách chọn sản phẩm giảm cân phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Website này bắt đầu nhận sự tư vấn của các dịch vụ SEO tại Hà Nội toplist.com.vn và triển khai những chiến dịch SEO.

Chiến dịch SEO có mục tiêu rất rõ ràng:

  • Xây dựng lại Website Authority
  • Đẩy rank lên trang đầu cho những cụm từ khóa có lượt tìm kiếm cao (High-volumn)

Nghe có vẻ đơn giản đúng không? Đúng, vì nó không hề khó! Nhưng thách thức đã hiện ra khi phân tích các chỉ số

Thử thách cấp độ cao

Ngách sản phẩm giảm cân là một trong những ngách có độ cạnh tranh cao bậc nhất trong SEO. (Global SEO thường Team của em sẽ từ chối vì đánh trận kiểu này thắng thua đều sứt đầu mẻ trán – #dungcaxinh). Tuy nhiên với Matt và Ngũ Hổ Tướng, đánh trận càng khó thì chiến thắng càng ngọt ngào. Và trận này khó thực sự vì họ sẽ phải đánh nhau với những “gã khổng lồ thứ thiệt”: Các kết quả đứng TOP đều bị những gã khổng lồ chiếm lĩnh, bao gồm những brand quá khủng khiếp như Holland & Barett hay Healthline (nếu ở Việt Nam thì giống như anh chị em đôi công với ThegioididongDienmayxanhBachhoaxanh của bác Tài vậy).

  • Những kết quả về sản phẩm được tài trợ hiện ra
  • Tối thiểu có 4 kết quả của Google Adwords luôn rình rập hiện ra
  • Đã có 1 kết quả cực UY TÍN liên quan đến Google Featured Snippets.
  • Đã có 1 kết quả liên quan đến box People Also Ask

Khi đánh nhau trong ngách khó, sẽ có hàng tá kiểu kết quả thế này làm cho Team anh chị em run sợ. Nhưng Matt vẫn nhìn thấy “ánh đèn cuối đường hầm” – một cơ hội có thể chuyển bại thành thắng: “Rất nhiều trong các kết quả thuộc Top 10 đạt rank cao đơn giản chỉ là do ăn được Domain Authority chứ không phải do chỉ số riêng biệt của từng trang” (Chà, đây là 1 key tuyệt vời để anh chị em đánh nhau với những gã khổng lồ đó ^^)

Tips hạng nặng: Bất cứ website hay nội dung nào liên quan đến sức khỏe đều sẽ là một phần của danh mục YMYL (Your Money, Your Life), có nghĩa là nó sẽ phải tuân thủ tuyệt đối Guidelines của YMYL, thuật ngữ xuất hiện từ “bản cập nhật chết chóc Medic Update” của Google. (Em có nói kỹ về phần này trong Case Study SEO Counter-Attack)

Xây kế hoạch phản công và tạo ra Thần Sấm

Matt luôn có 1 quan điểm cực hay ho, đó là mỗi khi xây dựng bất kỳ chiến dịch SEO nào, điều quan trọng nhất là:

Keep It Simple! (Đơn giản nhất có thể!)

Mọi người thường hay có xu hướng phức tạp hóa SEO, biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu. Và khi đơn giản hóa vấn đề, chiến dịch của Matt cho Case này chỉ đơn giản là:

  • Xử lý Technical SEO – Xây một cấu trúc website Vững Chãi và Khỏe Mạnh.
  • Content (Nội dung) – Tạo ra những nội dung liên quan có ích với người dùng.
  • Link Building – Tìm những website thật sự liên quan và tạo ra những liên kết tự nhiên nhất.

Tuy nó đơn giản thế thôi, nhưng mổ xẻ ra cũng có khối cái hay ho và To Do List dài dằng dặc

Chính xác Team đã tạo ra Thần Sấm như thế nào?

Matt áp dụng chiến thuật core SEO, đi vào những thứ cơ bản nhất:

  • Keyword Research (Nghiên cứu từ khóa)
  • Competitor Analysis (Phân tích đối thủ)
  • Content Strategy (Build chiến thuật nội dung)
  • Onsite SEO Audit (Xử lý SEO Onpage bài bản)
  • Site Structure (Tái cấu trúc web)
  • Link building (Đi link một cách tự nhiên)

Có một vấn đề là (vấn đề y sì hệt ở Việt Nam): Khách hàng bị “ám ảnh” bởi việc đi backlinks!

Câu hỏi của khách hàng luôn là “Vậy team các đồng chí sẽ đi bao nhiêu links 1 tháng?“. Haizzz, Link building chỉ là 1 phần của SEO thôi. Câu trả lời cho Case Thần Sấm này là: 76. Vâng, chính xác là chỉ có 76 Links được build thủ công (còn lại là Backlinks tự sinh ra tự nhiên) để tạo ra kết quả tăng 14 lần Traffic.

What? Bốc phét à?

Không hề, hãy lại quay lại bản chất của SEO: Phục vụ khách hàng bằng content Giá trị, chất lượng và liên quan!

Bước #1 – Keyword Research

Có lẽ đây là một trong những bước cơ bản nhất mà bất cứ một SEOers nào cũng sẽ làm đầu tiên. Có quá nhiều công cụ để có thể làm được điều này. Với Case SEO Thunder God này, cách làm rất đơn giản:

  • Team của Matt nhờ khách hàng (client) list những keywords mà chính họ cho rằng cần phải lên TOP.
  • Sau đó Team dùng công cụ KeywordShitter tool để mở rộng list.

Bước tiếp theo là tinh chỉnh bộ keywords:

  1. Team loại bỏ những thuật ngữ trùng lặp hoặc tương tự
  2. Map các Topic Clusters với các chủ đề tương ứng.
  3. Nhóm các “type” keywords để dồn lực

Có những nhóm keywords (type keywords) mà Team phải tách riêng ra:

  • Money keywords: Thốc traffic đến các trang Key Affiliate: [brand] reviews/
  • Generic keywords: Liên quan đến các form khác nhau của sản phẩm: best [product] / best [product] [supplement|brand|pills], most effective [XYZ], weight loss [XYZ]
  • Questionsdoes [XYZ] work, how to use [XYZ]
  • Strictly informational keywords[XYZ] information, [XYZ] pros and cons, [XYZ] side effects.

Team của Matt cũng đã đặc biệt chú ý đến “Search Intent” để chọn ra những keywords cuối cùng, tránh tối đa các từ khóa có khả năng link đến những bài viết không giải quyết được chính xác “search intent”. (Lạc đề ^^). Một điều mọi người hay bỏ qua khi làm Keywords Research là quên dùng chính Google để Search và check các SERPs (Search Engine Result Pages), từ đó tìm ra ý tưởng cũng như soi được đối thủ cạnh tranh “thường xuyên” (có nghĩa là va ở nhiều mặt trận).

Tip hạng nặng: Cách Keyword Research siêu nhanh

Nếu anh chị em có Ahrefs (tự mua thì hơi chát, có thể mua theo lượt reports (ở VN nhiều bạn bán), em thì có đầu tư Ahrefs 999USD/1 tháng cho team dùng nên nhiều khi rảnh lại export hộ anh em bạn bè các report) có thể làm theo cách cực nhanh:

Ảnh 07: Dùng Ahref để Research Keyword siêu nhanh

  • Chọn mục  Ahrefs Keyword Explorer rồi điền domain của anh chị em vào và xem phần Organic Keywords Report
  • Sử dụng bộ lọc để hiển thị những keywords đang được rank ở các vị trí từ 11 – 30
  • Bộ lọc sẽ hiện ra những keywords đang được rank ở trang 2,3 và đây là những keywords cực kỳ dễ để có thể buff lên top 10.
  • Hãy dồn toàn lực tiêu diệt gọn những từ khóa này. Đây là kỹ thuật SEO Dương Đông Kích Tây cực kỳ hay ho, tưởng là đánh nhau với Top 10 nhưng thay vì đó là quay ra giết top 20 và 30 nhanh gọn.

Bước #2 – Competitor Analysis (Phân tích đối thủ)

Matt cho rằng đây là bước quan trọng BẬC NHẤT trong Case Thần Sấm này! Thắng thua trận này không khác gì “Gió đông” trong trận Xích Bích huyền thoại thời Tam Quốc vậy.

Trong bước này, bắt buộc Team đã phải có một bộ keywords hoàn hảo:

  • Có liên quan đến những chủ đề định sẵn
  • Đáp ứng hầu hết những Search Intent phổ biến

Và lúc này cần phải soi đối thủ chúng ta là những ai. Hãy tìm kiếm và nhìn vào trang 1 kết quả tìm kiếm, cả nhà sẽ dễ dàng thấy được yếu tố “hơn người” của những kẻ đứng TOP:

  • Độ dài của content
  • Mục đích của trang
  • Dạng bài đứng TOP (Trang chủ hay trang trong, trang sản phẩm chi tiết hay trang danh mục sản phẩm)
  • Độ mạnh của domains (ví dụ đó là Amazon, Apple, Temu hay chỉ là một website vô danh nào đó?)
  • Layout của trang (cách bố cục trang, cách Call to Action hoặc cách đặt Banner)
  • Mô hình kiếm tiền (Monetisation)

Bằng cách nhìn vào kết quả, cả nhà sẽ có ý tưởng về những cấu trúc, định hướng, thành phần và nội dung SEO mà Team  có thể tạo ra trong tương lai.

Sức mạnh của việc quan sát thường bị đánh giá quá thấp trong SEO – Matt

Dù Google có thay đổi Thuật Toán ra sao thì về cơ bản nó vẫn sẽ phải thực hiện bằng này bước:

  • Ai đó điền Query (truy vấn) vào Google
  • Google cắt truy vấn ra thành những cụm từ riêng biệt
  • Google áp dụng ngôn ngữ được học để cắt nghĩa keywords.
  • Google phân tích mục tiêu của truy vấn (ví dụ tìm thông tin hay là mua hàng)
  • Google “sinh ra” một danh sách những kết quả liên quan
  • Google đưa ra các bộ lọc phụ (ví dụ như bộ lọc YMYL, bộ lọc Pagespeed,…)
  • Kết quả cuối cùng sẽ được hiển thị.

Nhưng điều cuối cùng quan trọng hơn tất cả là: Phân tích Sự Thỏa Mãn Của Kết Quả (Results Satisfaction Analysis.) Google càng ngày càng thông minh qua những Update của thuật toán (The Algorithm) nên những kết quả thực sự hữu ích sẽ được ưu tiên theo thời gian. Hãy để ý cách Thuật Toán hiển thị Top 10, 20 để xem Google ưu tiên kết quả “theo kiểu gì?”

Tip hạng nặng tiếp: Hãy soi kỹ Top 5 những yếu tố sau

  • Độ dài của nội dung
  • Chủ ý của trang (Page Intent)
  • Cách sử dụng ảnh và video
  • Layout của trang (Mobile và PC)
  • Cách đặt Ads
  • Những yếu tố EAT

Matt đã note lại những điều mà Team thích cũng như không thích của từng kết quả, từ đó có thể ra được Outline cho từng bài sắp tạo ra.

Bước #3 – Technical SEO & Content Audit

Giờ mới thực sự là hành động sau 2 bước thuần quan sát và thống kê.

Có nhiều phương pháp để xử lý phần này, tuy nhiên trong Case Thần Sấm, Team của Matt (bao gồm “bộ não” Matthew Woodward, Rad Paluszak – Leader SEO, Raf Nassir – Quan hệ khách hàng, Luke Kay – Head toàn bộ phần Outreach, Simona Sciacca – Senior SEO, John Ridd – Cao thủ đọc chỉ số (Senior SEO Analytist)) tập trung xử lý các vấn đề:

  • Site Structure: Cấu trúc site đã được tối ưu để tối đa hóa sức mạnh của link juice chưa?

Link Juice là gì? “Link juice” là một thuật ngữ không chính thức trong SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để mô tả sức mạnh hoặc quyền lực của một liên kết trên mạng. Nó đề cập đến mức độ mà một liên kết có thể giúp nâng cao xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Link juice có nguồn gốc từ các trang web có uy tín và được chia sẻ thông qua các liên kết đến trang web của bạn. Sự phân phối của link juice này là quá trình được Google sử dụng để xác định xếp hạng của các trang web trong kết quả tìm kiếm của mình. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng link juice mà một trang web nhận được từ một liên kết bao gồm: 1 – Số lượng và chất lượng của các liên kết đến trang web đó: Trang web có nhiều liên kết chất lượng cao sẽ có nhiều link juice hơn. 2 – Nội dung của trang web liên kết: Nếu nội dung liên quan mật thiết đến trang web của bạn, liên kết có thể cung cấp nhiều link juice hơn. 3 – Vị trí của liên kết trên trang: Liên kết đặt ở vị trí nổi bật trên trang thường cung cấp nhiều link juice hơn so với liên kết ẩn hoặc nằm ở cuối trang. Việc tối ưu hóa link juice là một phần quan trọng của chiến lược SEO, bao gồm cả việc xây dựng liên kết và tối ưu hóa nội bộ trang web. (#dungcaxinh)

  • PageSpeed: Trang có thực sự nhanh không (hãy dùng cảm giác của chính mình, đừng tin Google Speed Insight, vì server test không nằm ở Việt Nam thì mọi kết quả có thể sẽ vô nghĩa nếu như cáp quang đang bị cá mập ngoạm ^^). Trong bài SEO TOP 1 Google: Những yếu tố ảnh hưởng đến TOP 1 sau khi phân tích 11,8 triệu kết quả em đã chia sẻ gần đây, Team của Master Brian Dean đã khẳng định miễn là Website không quá chậm (do code hoặc virus) thì Speed không hề ảnh hưởng đến sự thay đổi vị trí của Top 10.
  • Index Management: Vấn đề rất thú vị ở đây là Matt và Team sẽ loại bỏ những trang đã được index nhưng lại không có tác dụng (thay vì việc cố cho tất cả các trang đươc index bằng mọi giá như rất nhiều anh em đang làm)
  • Duplicate Content: Nội dung trùng lặp – Đa phần được tạo ra do cách xử lý tags và categories
  • Internal Redirects: Nếu không xử lý tốt thì đây là một sự lãng phí ngân sách crawl một cách cực kỳ đáng tiếc.
  • Trust Signals: Website đã gửi đi những tín hiệu đáng tin cậy nhất đến Google chưa?

Trong Case Thunder God này, một số vấn đề phải xử lý triệt để

Vấn đề #1 – Page Speed

Mặc dù Page không quá chậm nhưng nó chưa hề được tối ưu gì cả, cảm quan khi tải các trang khá là chậm. Team đã sử dụng 2 Plugins khá xịn sò (chỉ dùng cho những site được built bằng WordPress):

  • WP Rocket – dùng để tối ưu hầu hết mọi thừ, trừ ảnh.
  • ShortPixel – dùng để tối ưu ảnh.

Vấn đề #2 – WordPress Taxonomies và Duplicate Content (Nội dung trùng lặp)

Có lẽ giờ ai cũng đồng ý WordPress là một nền tảng tuyệt vời để build Website nhưng cũng có một sự thật phũ phàng là “Wordpress thường khiến cho Google index rất nhiều rác!”. Đây chính là hiện tượng “Indexed Bloat” – một trong những tác nhân giúp Google trừ điểm SEO tổng thể rất nặng nề!

“Indexed bloat” là gì? Indexed Bloat trong SEO là tình trạng khi một website có quá nhiều trang không cần thiết được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục (indexed). Những trang này thường không mang lại giá trị cho người dùng và không giúp cải thiện xếp hạng tìm kiếm của website. Indexed bloat có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Tạo ra quá nhiều trang nội dung giống nhau hoặc trang có nội dung ít giá trị;  Tạo ra các trang không cần thiết trong quá trình phát triển website (như trang mẫu, trang dùng để thử nghiệm, vv); Cấu trúc URL không hợp lý khiến một trang có thể được truy cập qua nhiều URL khác nhau; Các trang được tạo ra tự động bởi hệ thống CMS (Quản lý nội dung) như trang lưu trữ, trang thẻ, vv. Indexed bloat không những làm giảm hiệu quả của SEO bằng cách phân tán link juice, mà còn ảnh hưởng đến tốc độ lập chỉ mục mới của website. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn cần những nội dung mới của mình được lập chỉ mục và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm càng nhanh càng tốt. Để khắc phục tình trạng indexed bloat, bạn có thể sử dụng một số phương pháp như sử dụng thẻ noindex cho các trang không cần thiết, loại bỏ hoặc hợp nhất các trang có nội dung giống nhau, hay cấu hình lại cấu trúc URL để tránh tạo ra các trang trùng lặp. (#dungcaxinh)

Duplicate Content và các dạng Indexed Bloat khác nhau làm tốn Quota Index của anh chị em. Google không bao giờ index tất cả website của anh chị em trong 1 thời gian ngắn mà theo một lịch trình và quote định sẵn, ví dụ website tốt thì được index 100 trang 1 ngày, website dở thì được index 10 trang trong 1 tuần, và những nội dung như Duplicate Content sẽ làm tốn quota này 1 cách dở hơi cám lợn: Thay vì index những trang cần thiết thì Google lại index những trang rác trước :(.

Vấn đề #3 – Internal Redirects (chuyển hướng nội bộ)

Team đã phát hiện ra một số vấn đề liên quan đến Internal Redirects trong khi xử lý Technical SEO audit, nổi bật là:

  • Website mới gần đây mới chuyển từ Http sang Https (quá buồn) (đáng lẽ phải lên https ngay từ khi build Web)
  • Có quá nhiều Internal links (liên kết nội bộ) vẫn đang trỏ về những urls cũ
  • Có một số trang đã được đổi đường dẫn tĩnh hoặc bị xóa.
  • Giao diện (Theme) có một số vòng lặp chuyển hướng (redirect loops) rất cực đoạn (hardcore).

Mặc dù đây là những vấn đề khá nghiêm trọng nhưng may mắn là xử lý siêu dễ.

  • Team của Matt thì dùng GSC (Google Search Console) để Track các url còn http để chuyển sang https. (Chỉ áp dụng khi số lượng không quá nhiều). Còn em (#dungcaxinh) và Team thường dùng 1 Plugin khá bá đạo (free và siêu mạnh) có tên là Better Search and Replace của WordPress: Search “http://domain.com” và Replace thành “https://domain.com” (chọn tất cả các bảng của Database). Cách này gần như xử lý triệt để và không bị sót bất cứ ngõ ngách nào. (Đặc biệt chú ý backup Database trước khi thực hiện lệnh kẻo nghịch ngu đi luôn DB hoặc làm chết hàng loạt link)
  • Về phần Redirect thì cài Plugin Redirects bá đạo của WordPress và xử lý từng link cụ thể. (Hơi cực nhưng được cái dứt điểm gọn gàng, dễ dàng xử lý 3xx sang 200)

Vấn đề #4 – Thin Content (Nội dung mỏng)

Vấn đề CỰC LỚN đã xuất hiện trên Website: Hơn 50% các trang, bài viết trên Website có tổng số từ < 500. (Vậy bao nhiêu từ là đủ dài? Vấn đề này đã được em chia sẻ rất kỹ trong bài này ạ)

Trong Case Thunder God này, team của Matt đã xử lý bằng cách:

  • Phát triển trang chủ gồm 1500 từ thành 10,911 từ bằng cách trả lời hơn 20 câu hỏi liên quan đến sản phẩm Affiliate chủ lực. Đây chính là 1 trong những yếu tố giúp trang chủ tăng mức độ hiển thị cho hơn 11,200 từ khóa.
  • Team phát triển số từ trung bình của mỗi trang từ 500 lên 2,216. (Ở Việt Nam thì team của em thường viết bài với số từ tối thiểu là 3000).
  • Dĩ nhiên những yếu tố liên quan đến SEO Onpage như Page title, Meta Descriptions hay Headings đều sẽ được xử lý gọn gàng theo cách SEO Onpage căn bản nhất!

Điều hay ho của Job này là mỗi bài anh chị em phát triển thành công, các chỉ số của web sẽ tăng một cách “hiển lộ” nhất ^^.

Bước #4 – Xây một cấu trúc Web (Site Structure) siêu khỏe

Một Site Structure khỏe có những tác dụng cực mạnh:

  • Giúp cho người dùng tìm thấy chính xác câu trả lời
  • Giúp cho Google “hiểu sâu” web
  • Giúp ưu tiên hóa nội dung quan trọng
  • Giúp phân phối link một cách công bằng trên toàn Site.

Website nên theo một vài cấu trúc Logical kinh điển như: Flat Structure và Silo Structure. Trong SEO, Flat Structure (cấu trúc phẳng) và Silo Structure (cấu trúc silo) là hai cách phổ biến để tổ chức nội dung trên một trang web. Dưới đây là sự khác biệt giữa chúng:

  1. Flat Structure (Cấu trúc phẳng) là gì?Trong một cấu trúc phẳng, tất cả các trang con được liên kết trực tiếp từ trang chủ. Điều này có nghĩa là số lượng click tối đa từ trang chủ đến bất kỳ trang con nào là rất ít, thường là chỉ một hoặc hai click. Lợi ích của cấu trúc này là nó giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tiếp cận tất cả các trang con. Tuy nhiên, nhược điểm là nó có thể làm mất đi mối liên hệ giữa các trang liên quan đến cùng một chủ đề.
  2. Silo Structure (Cấu trúc silo) là gì?Trong một cấu trúc silo, các trang con được tổ chức theo chủ đề vào các “silo” riêng biệt. Mỗi silo thường bao gồm một trang cha và nhiều trang con liên quan đến chủ đề của trang cha. Cấu trúc này giúp tăng cường mối liên hệ giữa các trang liên quan và cung cấp cho người dùng và công cụ tìm kiếm một cấu trúc rõ ràng hơn để hiểu nội dung của trang web. Tuy nhiên, nhược điểm là nó có thể làm cho một số trang con khó tiếp cận hơn, đặc biệt là nếu silo có nhiều cấp độ.

Lựa chọn giữa Flat structure và Silo structure phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng và loại nội dung trên trang web của bạn, mục tiêu SEO và cách người dùng tìm kiếm và tiếp cận nội dung của cả nhà ạ.

Tuy nhiên, một cấu trúc tuyệt vời là khách hàng chỉ cần 3 clicks tối đa để có thể từ trang chủ đến trang đích. Cùng xem ví dụ nhé (sử dụng chức năng Crawl Depth của Ếch Gào – Screaming Frog, tool này mua không rẻ nhưng cực kỳ đáng mua, em đã cực kỳ bực mình khi mua con này, vừa đắt vừa bắt cài client trên máy vừa có trò mua license xong mới được tạo tài khoản, quá dị!)

Ảnh 12: Ảnh trên là ví dụ về một Website có Bad crawl depth – Số lượng trang mất nhiều hơn 3 clicks bắt đầu từ trang chủ để đến được nó quá nhiều (có gần 3000 trang cần đến 10 clicks từ trang chủ mới đến được, đùa ^^). Ảnh dưới là một trang có Crawl Depth tuyệt đẹp (các trang có tổng số clicks từ trang chủ đến chính nó <4 chiếm tuyệt đại đa số)

ví dụ về một Website có bad crawl depth – Số lượng trang mất nhiều hơn 3 clicks bắt đầu từ trang chủ để đến được nó quá nhiều (có gần 3000 trang cần đến 10 clicks từ trang chủ mới đến được, đùa ^^). Ảnh dưới là một trang có Crawl Depth tuyệt đẹp (các trang có tổng số clicks từ trang chủ đến chính nó <4 chiếm tuyệt đại đa số)

 

Ảnh 13: Ếch Gào còn có một công cụ khá mạnh là Screaming Frogs Visualization tools. Ảnh thứ 2 là một trang có Crawl Depth dở tệ và ảnh thứ 3 mô phỏng 1 Web có Site Structure gần như là hoàn hảo!

Ảnh 13: Ếch Gào còn có một công cụ khá mạnh là Screaming Frogs Visualization tools. Ảnh thứ 2 là một trang có Crawl Depth dở tệ và ảnh thứ 3 mô phỏng 1 Web có Site Structure gần như là hoàn hảo!

Ảnh 13: Ếch Gào còn có một công cụ khá mạnh là Screaming Frogs Visualization tools. Ảnh thứ 2 là một trang có Crawl Depth dở tệ và ảnh thứ 3 mô phỏng 1 Web có Site Structure gần như là hoàn hảo!

Trong Case Thunder God này, Team của Matt xử lý tất cả các trang chỉ được phép cách xa trang chủ tối đa 3 clicks, dễ dàng làm được bằng cách:

  • Tạo ra các trang Danh mục
  • Link các trang Danh mục lên Menu (kể cả Danh mục sản phẩm và Danh mục bài viết)
  • Liên kết chéo giữa các bài post, page.

Hãy tin tôi! Build một cấu trúc trang khỏe mạnh ngay từ ngày đầu tiên là yếu tố sống còn liên quan đến sự tăng trưởng của Website! – Matt

Bước #5 – Chọn chiến thuật Content

Đây được gọi là thời điểm “thắt nút cổ chai” của rất nhiều dự án SEO khi không có nhân sự viết bài phù hợp. Mục tiêu là nhanh, gọn và chuẩn chị dựa trên thống kê, phân tích và hành động ở 4 bước trước.

Cách Team của Matt xử lý vấn đề lúc này là:

  • Chọn ra những keywords mục tiêu chính.
  • Review kỹ từng đối thủ trên Google cho từng Keyword.
  • Tạo ra những “thông số kỹ thuật của nội dung” (content specification)
  • Truyền đạt lại cho Team viết bài (như ở Việt Nam thì đây là phần Team em mạnh nhất, lúc nào cũng có khoảng 200 CTV sẵn sàng lao vào mọi kiểu trận địa, đa phần đều là các sinh viên được đào tạo cực kỳ thiện chiến và máu lửa, không có Team này thì mọi thống kê và tính toán đều vô nghĩa).

Với thống kê về lỗi Thin Content ở trên, Team chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các nội dung mới và cũ đều được phát triển độ dài tối thiểu là 2,500 từ! – Matt

Và đây là Key chiến thắng của Team Matt

Team tăng nhân sự viết bài gấp đôi sau mỗi tháng để tăng tốc. Nếu như tháng đầu là 5 bạn viết bài thì tháng sau sẽ là 10 bạn! – Matt

Bước #6 – Internal Linking (Đi link nội bộ)

Sau khi đã tái cấu trúc trang và tạo ra những Content “Sát thủ” thì cần phải “thả mồi” để Google “cắn câu”. Lúc này việc đi link nội bộ là “miếng mồi ngon nhất” với Google. Đi link nội bộ sẽ giúp Google dễ điều hướng và phát hiện các trang, bài viết mới được tạo hoặc cập nhật. Internal linking giúp phân phối giá trị link trên toàn trang, từ những trang với Authority cao đến những trang có PA (Page Authority) thấp hơn.

Ngoài việc đặt link bằng tay, Team của Matt cũng test và sử dụng một số Plugins của WordPress như:

  • Related Posts for WP
  • Related Posts by Taxonomy/
  • Yuzo Related Posts
  • 23x Related Posts

và cuối cùng thì Team chốt dùng Yuzo Related Posts (với lý do là dễ tùy biến Front-end) (em thì hay dùng các Plugin trả phí cho nó nuột, đắt nhưng xắt được ra miếng thực sự!)

Bước #7 – Link Building

Matt luôn nhấn mạnh: Đừng bị “ám ảnh” bởi Link Building như hình bên dưới ^^!

Ảnh 16: Hình ảnh này chỉ đúng khi Backlinks đến một cách tự nhiên nhất (tự sinh >80% chứ không phải thủ công)

Ảnh 16: Hình ảnh này chỉ đúng khi Backlinks đến một cách tự nhiên nhất (tự sinh >80% chứ không phải thủ công)

Backlinks chỉ phát huy tối đa hiệu quả (có thể gấp 10 lần – Matt) nếu như nó thực sự liên quan, tự nhiên và chỉ sau khi Web đã làm Seo Onpage tốt nhất có thể.

  • Cả nhà tham khảo bài này trước khi đọc tiếp nhé: Seo Entity: Danh sách 350+ Social Bookmarking Sites 05/2023 với DA và PA cao (Cố gắng làm 300+ là đã có khác biệt rồi và chú ý Tạo xong anh chị em phải nuôi, nhất định phải có nhân sự để up bài thường xuyên cho đủ các Entity tạo ra).
  • Đầu tiên Team list ra một danh sách những trang web có liên quan với các chỉ số Value, Traffic và Authority cao.
  • Sau đó Team tạo ra những nội dung có chất lượng cao nhắm mục tiêu đến đối tượng của danh sách trên.
  • Không làm thêm cái gì khác nhé, không cần thiết!!!

Ngoài các Social Bookmarkting Sites có thể tự tạo, Team Matt tập trung vào 3 dạng link: PBNOutreach và Quora Link.

PBN trong SEO là gì?PBN viết tắt của Private Blog Network (Mạng Blog Riêng) trong SEO là một mạng lưới các trang web hoặc blog được tạo ra và quản lý bởi một tổ chức hoặc cá nhân nhằm mục đích xây dựng liên kết (backlinks) đến một trang web chính để cải thiện xếp hạng của trang web này trên kết quả tìm kiếm. Các trang web trong một PBN thường được xây dựng trên các tên miền đã hết hạn hoặc bị bỏ rơi, mà trước đó đã có uy tín và liên kết từ các trang web khác. Mục đích là tận dụng “link juice” (sức mạnh liên kết) của những tên miền này để truyền tới trang web chính. (Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng PBN một cách ồ ạt và tùy tiện để xây dựng liên kết là một phương pháp “black hat” SEO, nghĩa là nó vi phạm hướng dẫn của Google về chất lượng liên kết. Google có thể phạt trang web chính nếu phát hiện ra việc sử dụng PBN, bao gồm việc giảm xếp hạng hoặc loại bỏ hoàn toàn trang web ra khỏi kết quả tìm kiếm. Do đó, hầu hết các chuyên gia SEO không khuyến nghị việc sử dụng PBN.). (#dungcaxinh)

Outreach link trong SEO là gìOutreach là một phương pháp mà trong đó bạn liên hệ với các chủ sở hữu trang web, blogger, hoặc người tạo nội dung khác để yêu cầu họ đặt liên kết trên trang web của họ đến trang web của bạn. Mục tiêu của outreach link là tạo ra những backlink chất lượng từ các trang web uy tín đến trang web của bạn. Điều này có thể giúp cải thiện xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm, nhờ tăng cường “link juice” (sức mạnh liên kết). Quá trình outreach thường bao gồm việc xác định các trang web hoặc người tạo nội dung liên quan đến chủ đề trang web của bạn, liên hệ với họ để giới thiệu trang web và nội dung của bạn, và cuối cùng là yêu cầu họ tạo liên kết đến trang web của bạn. Quá trình này đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, nhưng nếu thực hiện đúng cách, nó có thể mang lại kết quả tốt cho SEO.

Quora Links trong SEO là gì? Quora Links đề cập đến việc tạo ra liên kết đến trang web của bạn từ Quora, một nền tảng hỏi đáp trực tuyến rất phổ biến. Người dùng có thể trả lời các câu hỏi trên Quora và bao gồm liên kết đến trang web của họ trong câu trả lời. Đây là một cách tốt để tăng cường nhận biết thương hiệu, thu hút lưu lượng truy cập và xây dựng sự tin tưởng với cộng đồng trực tuyến. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng liên kết từ Quora thường là liên kết nofollow, nghĩa là chúng không truyền “link juice” (sức mạnh liên kết) và do đó không trực tiếp cải thiện xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, Quora vẫn là một nguồn tốt để tạo ra lưu lượng truy cập và khám phá nội dung của bạn, và một số SEO tin rằng các liên kết nofollow vẫn có thể có tác động tích cực đối với xếp hạng SEO. Để sử dụng Quora hiệu quả cho SEO, hãy chắc chắn rằng bạn đang cung cấp giá trị cho cộng đồng – trả lời câu hỏi một cách toàn diện, hữu ích và chỉ bao gồm liên kết khi chúng thực sự liên quan và hữu ích cho câu trả lời của bạn. (#dungcaxinh)

Và đây là lộ trình từng tháng

Tháng 1

  • 12 PBN Links
  • 1 Outreach

Tháng 2

  • 10 PBN Links
  • 3 Outreach Links
  • 15 Quora Links

Tháng 3

  • 12 PBN Links
  • 3 Outreach

Tháng 4

  • 10 PBN Links
  • 3 Outreach

Tháng 5

  • 4 Outreach Links

Tháng 6

  • 3 Outreach Links

Chiến thuật này cực kỳ đơn giản:

  • Tạo ra Authority và Topical Relevancy (Sự liên quan về chủ đề trong SEO liên quan đến mức độ mà nội dung của một trang web phù hợp với chủ đề chính mà trang web đó đang tập trung vào. Sự liên quan về chủ đề đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng backlinks. Nếu bạn có backlink từ một trang web có nội dung liên quan đến trang web của bạn, công cụ tìm kiếm có thể xem xét đó là một backlink chất lượng cao hơn so với backlink từ một trang web không liên quan. Điều này có thể giúp cải thiện xếp hạng trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn có một trang web về nấu ăn, một backlink từ một trang web khác về nấu ăn (hoặc về các chủ đề liên quan như thực phẩm hoặc sức khỏe) sẽ có topical relevancy cao hơn so với một backlink từ một trang web về thể thao. Ngoài ra, việc duy trì sự liên quan về chủ đề trong nội dung trang web của bạn cũng quan trọng, vì nó giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và chủ đề chính của trang web của bạn. – #dungcaxinh) càng nhanh càng tốt bằng PBN Links.
  • Đến tháng thứ 4, Team chỉ tập trung cho Outreach links.
  • Đến tháng thứ 5 trở đi, Website bắt đầu có khả năng tự sinh ra những Backlinks 1 cách cực kỳ tự nhiên.
  • Đến tháng thứ 7 trở đi thì khỏi cần làm gì liên quan đến backlinks nữa, các site khác đã tự dẫn links 1 cách tự nhiên (để họ ăn điểm có external links đến nguồn uy tín).

Và đến lúc Thần Sấm đã gầm vang!

8 tháng chiến đấu, Thunder God đã đến lúc thành hình, oai phong lẫm liệt, traffic về ầm ầm, đơn hàng cũng thế mà tăng với tốc độ “chó đứt xích”: Traffic tăng từ 2,732 visitors mỗi tháng lên đến 38,420 và tuy có giảm 1 chút sau 1 bản update liên quan đến Affliate nhưng dễ dàng recover sau đó (anh chị em xem thêm Case SEO Counter-Attack)

Một số chỉ số khác cũng tăng mạnh mẽ

  • DR (Domain Rating) tăng từ 45 lên 59
  • UR (UR trong SEO đề cập đến URL Rating, một chỉ số được cung cấp bởi công cụ SEO Ahrefs. URL Rating đo lường sức mạnh của hồ sơ backlink của một URL cụ thể, dựa trên số lượng và chất lượng các backlinks đến nó. URL Rating (UR) được tính toán trên thang điểm từ 0 đến 100, với 100 là cao nhất. Một URL với UR cao thường được xem là có nhiều backlink chất lượng hơn và do đó có khả năng đạt được xếp hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm so với một URL có UR thấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng URL Rating là một chỉ số từ một công cụ SEO cụ thể và không phản ánh chính xác cách mà Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác xem xét và xếp hạng trang web – #dungcaxinh) tăng từ 10 lên 41
  • Referring domains (Tên miền giới thiệu là các tên miền khác nhau mà từ đó có liên kết (backlinks) đến trang web của bạn. Ví dụ, nếu trang web A và trang web B cả hai đều có liên kết đến trang web C, thì trang web C có hai referring domains là A và B. Số lượng và chất lượng của referring domains có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm như Google. Trang web có nhiều referring domains chất lượng cao thường được xem là có uy tín hơn và do đó có khả năng đạt xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các referring domains đều tạo ra giá trị như nhau. Các tên miền giới thiệu từ các trang web uy tín và liên quan đến chủ đề của trang web của bạn thường mang lại nhiều giá trị hơn so với các tên miền giới thiệu từ các trang web không liên quan hoặc ít uy tín. – #dungcaxinh) tăng từ 27 lên 374.
  • Backlinks từ 45 lên 2,540 (đại đa số là tự nhiên hoàn toàn).
  • TOP 1 – 3 Google: Từ 68 lên 637 từ khóa.
  • TOP 10 Google: Từ 345 lên đến 2,221 từ khóa.

Ảnh 19: Ảnh trên cùng: Chỉ số trước khi triển khai dự án. Ảnh ở giữa: Chỉ số sau khi Thunder God được triển khai 8 tháng. Ảnh dưới cùng: TOP 1 – 3 Google: Từ 68 lên 637 từ khóa; TOP 10 Google: Từ 345 lên đến 2,221 từ khóa.