SEO TOP 1 Google: Những yếu tố ảnh hưởng đến TOP 1 sau khi phân tích 11,8 triệu kết quả

Hôm nay mình xin chia sẻ một phân tích kinh điển của cao thủ Brian Dean, có tổng hợp thêm một số ý kiến khác nhau, đặc biệt là của John Mueller – chuyên gia và cũng gần như là phát thanh viên bộ Google liên quan đến Những yếu tố ảnh hưởng đến TOP 1 kết quả tìm kiếm Google.
Phân tích này dựa trên 11,8 triệu kết quả tìm kiếm. Vâng, 11,8 triệu kết quả đó anh chị em ơi! Và phân tích đã chỉ ra 12 yếu tố ảnh hưởng ít, nhiều hoặc không hề ảnh hưởng đến ranking 1 huyền thoại này.
1 – CÁC TÊN MIỀN UY TÍN (AUTHORITATIVE DOMAINS) CÓ XU HƯỚNG ĐẠT RANK CAO HƠN
Phân tích của Team Brian Dean đã phát hiện ra các website có domain uy tín hơn có tương quan đến rank Google cao hơn (đo đạc sử dụng công cụ Ahrefs Doman Rating)
Cả nhà xem ảnh 01 nhé!
Domain Rating trung bình đều tăng vị trí trên SERP (Search Engine Results Pages – Trang kết quả tìm kiếm).
Cả nhà xem ảnh 02 nhé!
Nói cách khác, các vị trí cao hơn ở trang đầu tiên đều có xu hướng Domain Rating cao hơn.
Sự thật, độ uy tín (authority) của website có mối tương quan chặt chẽ đối với thứ hạng tìm kiếm (Rank) hơn là độ uy tín của từng trang riêng lẻ (URL Rating)
Chốt lại: Domain Ratings cao hơn có “mối quan hệ biện chứng ^^” với thứ hạng cao hơn ở trang đầu tiên trên Google. Domain có lợi thế siêu việt trên SERPs.
2 – TRANG CÓ NHIỀU BACKLINKS HƠN CÓ XU HƯỚNG CHIẾM VỊ TRÍ CAO HƠN (CÁI NÀY GÂY TRANH CÃI)
Đây là phần gây nhiều tranh cãi nhất. Và phần tranh cãi đến từ nhiều ý kiến khác nhau:
• Những người theo trường phái Say No To Backlinks giống như mình – Dũng Cá Xinh (thực ra mình không kỳ thị backlinks, chỉ là mình theo trường phái dồn toàn lực để làm content, thay vì việc vừa làm content vừa xây backlinks thì mình làm SEO theo cách bỏ qua phần xây backlinks và dồn toàn lực lên bài, cá nhân mình thích ý tưởng di sản website có số bài viết hàng vạn và mỗi bài đều ưu việt hơn hẳn bài của các đối thủ cạnh tranh, lên chậm nhanh không quan trọng, vì theo kinh nghiệm tầm 20 năm của mình thì cuối cùng cũng sẽ vẫn về đích an toàn mà không cần hiểu hay can thiệp gì về backlinks)
• Gần đây, trong những ngày trung tuần tháng 04 năm 2023, John Mueller – chuyên gia SEO và là phát ngôn viên không chính thức của Google khi được hỏi rằng “Hầu hết những người hành nghề Seo tạo backlink chỉ để thao túng kết quả tìm kiếm và giành vị trí cao trong Tìm kiếm. Nếu các công cụ như Semrush và Ahrefs có thể phát hiện ra những IP đang xây dựng backlink, liệu google có theo dõi chúng không?” đã trả lời rằng “Tất nhiên rồi — hầu hết những liên kết đó chẳng làm được gì cả; chúng tôi đã dành nhiều năm để phớt lờ những thứ như vậy.”
• Google càng ngày càng nhấn mạnh họ không quan tâm đến việc anh chị em xây dựng Backlinks: ” GOOGLE: CÁC SEOERS DÀNH RẤT NHIỀU THỜI GIAN TẠO BACKLINK ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THỨ HẠNG TÌM KIẾM, VÀ GOOGLE THÌ KHÔNG QUAN TÂM. John Mueller của Google cho biết khi nói đến các liên kết mà SEOers tạo ra để thao túng thứ hạng tìm kiếm và đạt được vị trí xếp hạng trong Google, những liên kết đó hầu như bị Google bỏ qua. Google cho biết họ rất giỏi trong việc bỏ qua các liên kết được thiết kế để cố gắng thao túng thứ hạng trong Tìm kiếm của Google. Việc bỏ qua các liên kết này không phải là Google đang hạ thứ hạng của bạn xuống, mà chỉ đơn giản là làm giảm giá trị của các liên kết đó.”
Còn phân tích của Brian Dean thì cho thấy sự thật chung là hiện nay rất ít trang làm backlinks rõ ràng. Sự thật là khoảng 95% các trang đều có backlinks = 0.
Cả nhà xem ảnh 03 nhé!
Con số 95% này có được qua 1 phân tích qua công cụ Buzzsumo đối với 912 triệu bài viết Blog, và chính xác là hơn 94% tất cả nội dung đều 0 có backlinks.
Dĩ nhiên khi loại bỏ các trang có backlinks = 0, thì những trang có nhiều backlinks hơn có xu hướng đạt rank cao hơn các trang có backlinks ít hơn.
Cả nhà xem ảnh 04 nhé!
Và thống kê cho thấy vị trí số 1 có số backlinks trung bình lớn hơn 3,8 lần so với các rank từ 2 – 10.
Cả nhà xem ảnh 05 nhé!
Mặc dù báo cáo chỉ ra những thống kê trên nhưng cá nhân mình (Dũng Cá Xinh) cho rằng 11 yếu tố khác nhau được đề cập trong bài này đã tạo ra sự khác biệt chứ không phải yếu tố Backlinks. Và cũng như những master SEO bảo thủ về vấn đề backlinks, mình vẫn tin backlinks nên được sinh ra 1 cách tự nhiên nhất thay vì dùng các tips tricks (mua backlinks, trao đổi backlinks, thuê backlinks, lạm dụng kéo backlinks từ mọi nơi)
3 – NỘI DUNG SÁNG Ý, DỄ HIỂU VÀ TOÀN DIỆN (COMPREHENSIVE CONTENT) TÁC ĐỘNG MẠNH ĐẾN RANK
Có quá nhiều chuyên gia SEO cũng như bài viết đã nói rõ về việc: Những nội dung dễ hiểu, sáng ý và toàn diện thể hiện BEST trên Google.
Hiểu nôm na là: Nội dung mà có thể bao quát toàn bộ chủ đề ở trên một trang duy nhất có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ranks.
Bằng cách nghiên cứu sâu dữ liệu của 11,8 triệu URL thông qua công cụ phân tích nội dung Clearscope.io, mối tương quan giữa “Content Grade” và Google Rankings đã hiện ra với các kết quả trên cả PC và Mobile.
Cả nhà xem ảnh 06 nhé!
Thực tế, khi nhìn vào 30 kết quả ở vị trí cao nhất, cứ tăng 1 điểm Content Grade sẽ tăng xấp xỉ 1 vị trí. Rõ ràng đây là một mối liên quan cực kỳ chặt chẽ.
Cùng xem một ví dụ nhé, đây là hình ảnh chụp từ PaleoLeap.com
Cả nhà xem ảnh 07 nhé!
Trang này có quá nhiều thông số truyền thống có liên quan mật thiết với Google rankings. Ví dụ, trang này đã sử dụng chính xác keyword trên Tiêu đề (Title Tag) và thẻ H1. Tiếp theo, domain này thì quá uy tín rồi (Afrefs Domain Ranking là 73).
Tuy nhiên, với tìm kiếm “Paleo diet breakfasts”, trang này chỉ đứng ở vị trí thứ 9.
Cả nhà xem ảnh 08 nhé!
Rõ ràng, vấn đề ở đây nằm ở điểm Content Grade khá thấp.
Cả nhà xem ảnh 09 nhé!
Mặc dù Comprehensive Content có ảnh hưởng trực tiếp đến rankings không vẫn chưa rõ ràng, nhưng Google chắc chắn sẽ đánh giá cao nội dung dễ hiểu, sáng ý và toàn diện. Rõ ràng cái này liên quan mật thiết đến việc thỏa mãn Search Intent (Phần này mình đã đề cập rất kỹ trong bài: Keyword Cannibalization – Từ Khóa Ăn Thịt Đồng Loại là gì, cách phòng và chữa!, cả nhà có thể tham khảo thêm ạ)
Và vì đây chỉ là kết quả rút ra từ một nghiên cứu độc lập, cần nhiều hơn những bài thống kê khác để có thể khẳng định nét hơn ^^.
Chốt lại: Nội dung chuyên sâu, toàn diện, sáng ý, dễ hiểu sẽ giúp tăng Rank! Bên cạnh đó, việc tham gia khóa học Facebook Marketing cũng phần nào hỗ trợ tối ưu hiệu suất SEO.
4 – TỐC ĐỘ TẢI TRANG THẬT BẤT NGỜ LẠI KHÔNG CÓ QUAN HỆ TỚI RANKINGS
Nghe siêu vô lý đúng không ạ? Vì gần như ai cũng biết rằng Google đã coi “Tốc độ tải trang – Site Speed” là một chỉ số ranking chính thức từ năm 2010.
Nhưng có 1 chú ý nhỏ, năm 2018 với cập nhật liên quan tốc độ, Speed Update – Bản cập nhật Tốc Độ đã được thiết kế để hướng người dùng mobiles đến những trang có tốc độ tải nhanh hơn.
Cả nhà xem ảnh 10 nhé!
Tuy nhiên, chúng ta đều muốn quan tâm: Thực sự tốc độ có liên quan đến rankings?
Chúng tôi đã sử dụng công cụ Domain Speed của Alexa để phân tích tốc độ tải trang trung bình của 1 triệu tên miền từ dữ liệu nội bộ. Chúng tôi không đo tốc độ của từng trang riêng biệt mà chúng tôi tính toán tốc độ tải trang trung bình của toàn bộ website.
Và thật bất ngờ, mối liên quan giữa tốc độ trung bình toàn trang và Google Rankings là bằng số 0 tròn trĩnh.
Cả nhà xem ảnh 11 nhé!
Thực sự là một bất ngờ đúng không ạ. Ai cũng đều mặc định thừa nhận PageSpeed đã được xác nhận là một chỉ số liên quan đến Rank Google. Chính vì thế, anh chị em sẽ cố gắng hết sức để làm cho trang tải nhanh hơn với mong muốn đè bẹp những trang tải chậm.
Tuy nhiên, dữ liệu lớn đã vẽ ra bức tranh hoàn toàn khác. Nếu anh chị em nghiên cứu sâu thì sẽ thấy sự thật đau lòng này có lý do của nó. Một câu rất đúng trong trường hợp này là: “Nghe vô lý nhưng thực ra hết sức thuyết phục ^^”
Khi Google đưa ra bản cập nhật Speed Update, họ đã chỉ ra rằng bản update có ảnh hưởng cực lớn đến những trang siêu chậm.
Cả nhà xem ảnh 12 nhé!
Nhưng nó cũng nói rõ là sẽ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến các kết quả tìm kiếm.
Cả nhà xem ảnh 13 nhé!
Khó hiểu đúng không ạ? Thế này dễ hiểu hơn nè: Thuật toán của Google sẽ hạ rank của những trang CỰC CHẬM, còn những trang load không quá chậm (trung bình là 1,65 giây) thì không hề bị ảnh hưởng đến rankings, đặc biệt là rank 1.
Cả nhà xem ảnh 14 nhé!
Một thống kê khá nổi tiếng khác mà chúng tôi đã thực hiện chỉ ra rằng: Một website có thời gian tải trung bình trên PC là 10 giây và trên Mobile là 27 giây. (Khi thống kê toàn thế giới)
Cả nhà xem ảnh 15 nhé!
So sánh với thống kê này, 1,65 giây được coi là SIÊU NHANH.
Và bởi vì TOP 10 đều thường có xu hướng tải trang khá nhanh, chúng dĩ nhiên không bị ảnh hưởng bởi những update liên quan đến Speed gần nhất.
Tóm lại là: Tốc độ tải trang trung bình của các trang đứng top 1 Google là 1,65s. Và nếu trang bạn không có tốc độ tải trang quá chậm (thường do lỗi code, virus, malware) thì sẽ không có liên quan gì giữa tốc độ trang đến Google rankings.
5 – SỐ LƯỢNG CỦA REFERRING DOMAINS CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN RANKINGS
Rất nhiều chuyên gia SEO đồng ý rằng nhiều backlinks đến từ 1 domain sẽ có những kết quả giảm dần theo thời gian.
Nói dễ hiểu là, có 10 links từ 10 trang khác nhau sẽ tốt hơn có 10 links từ 1 domain duy nhất.
Sự đa dạng của domain tác động đến rankings.
Cả nhà xem ảnh 16 nhé!
Những trang có kết quả cao có số Linking domains cũng cao tương ứng. À dĩ nhiên anh em phải phân biệt rõ giữa Linking Domains và Backlinks nhé.
Cả nhà xem ảnh 17 nhé!
Tóm lại: Có Links từ nhiều domains có tác động đối với SEO.
6 – CÁC TRANG TOP 1 THƯỜNG CÓ TIÊU ĐỀ CHỨA KEYWORDS GIỐNG HOẶC GẦN GIỐNG CỤM TỪ TÌM KIẾM.
Ngay từ bình minh của SEO, tiêu đề (Title Tag) đã được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO Onpage.
Tiêu đề sẽ cho mọi người (và cả Search Engine) tổng quan về chủ đề của toàn trang, vì thế mỗi từ trên tiêu đề bài viết đều có tầm quan trọng đặc biệt.
Hướng dẫn chính thức của Google (Google’s own Search Engine Optimization Starter Guide) đã hướng dẫn anh chị em cách viết thẻ Title Tag mô tả ý đồ của trang.
Cả nhà xem ảnh 18 nhé!
Chắc chắn rồi, chúng tôi đã thấy hều hết tất cả các trang Top 1 đều chứa keywords hoặc 1 phần keywords mà nó đứng TOP.
Cả nhà xem ảnh 19 nhé!
Mặc dù hầu hết các trang đứng TOP đều có keyword ở thẻ tiêu đề, nhưng những tiêu đề tối ưu từ khóa (Keyword-optimized) không liên quan đến việc có thứ hạng cao hơn
Cả nhà xem ảnh 20 nhé!
Thực tế, mô hình thống kê cho thấy chỉ có một sự liên quan rất nhỏ giữa những tiêu đề khớp 100% với từ khóa tìm kiếm (chỉ 1% khác biệt giữa vị trí số 1 và số 10).
Có vẻ như một tiêu đề giàu từ khóa (keyword-rich) lại là chìa khóa để đánh chiếm Top 1.
Tuy nhiên, ngay khi bạn có được vị trí ở trang 1, việc sử dụng chính xác từ khóa ở tiêu đề không có tác dụng trong việc leo rank. Những yếu tố khác sẽ cộng hưởng vào và tạo ra khác biệt (ví dụ Domain Authority đóng 1 vai trò lớn).
Lưu ý: Các trang ở TOP 10 chứa từ 65% – 85% cụm từ tìm kiếm trong tiêu đề mà nó đứng TOP. Tuy nhiên, một tiêu đề được tối ưu (keyword-optimized title tags) không có (hoặc rất ít) ảnh hưởng đến việc có rank cao hơn.
7 – THẺ H1 TỐI ƯU TỪ KHÓA (KEYWORD-OPTIMIZED H1 TAGS) KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN THỨ HẠNG CAO HƠN
Cũng như mục trên liên quan đến Tiêu đề (Title Tag), hầu hết các trang TOP cao có từ khóa tìm kiếm nằm trong thẻ H1.
Cả nhà xem ảnh 21 nhé!
Tuy nhiên, thẻ H1 giống y hệt cụm từ khóa tìm kiếm không có liên hệ với Rank cao hơn.
Cả nhà xem ảnh 22 nhé!
Tóm lại: Cũng như việc tối ưu thẻ Tiêu đề (Title Tag), thẻ H1 là yếu tố có thể giúp bạn đánh chiếm Top 1. Tuy nhiên, một thẻ H1 giàu từ khóa (keyword-rich) hay giống y sì cụm từ tìm kiếm không quyết định việc có rank cao hơn.
8 – WEBPAGE AUTHORITY (URL RATING) CÓ MỐI LIÊN KẾT MỜ NHẠT ĐẾN THỨ HẠNG CAO HƠN
Bên cạnh Domain Rating, chúng tôi muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Link Authority (Độ Uy Tín của Link) có ảnh hưởng đến Ranking ko?
Nói cách khác, backlinks cho từng trang hay độ uy tín của domain (Domain Authority) quan trọng hơn?
Để tìm câu trả lời, chúng tôi đã nhìn vào sự liên quan giữa Page Authority (dùng công cụ Ahrefs URL Rating) và Rankings.
Trong khi chúng ta cứ nghĩ URL Rating và rankings khá khăng khít thì mối liên hệ lại quá nhỏ.
Cả nhà xem ảnh 23 nhé!
Các trang có kết quả trong Top 6 thường có URL Rating (12) cao hơn các trang ở kết quả 7 – 10 (11).
Tuy nhiên, sự tương quan này không mạnh mẽ như Domain Ratings. Hầu hết các trang trong top 10 đều có URL Rating same same.
Cả nhà xem ảnh 24 nhé!
Nghiên cứu tất cả các trang trong phân tích, chúng tôi nhận ra URL Rating của trang TOP 1 google thường là 11.2.
Tóm lại: Link Authority ở mỗi trang độc lập trên web thường chỉ có mối liên hệ tương đối nhỏ với rankings và thua xa so với tầm quan trọng của Domain Authority.
9 – CÁC TRANG TOP 1 GOOGLE TRUNG BÌNH CÓ 1,447 TỪ
Nội dung dài có tốt hơn nội dung ngắn không, một bài blog có 200 từ liệu có ổn không?
Cũng như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu lần này chỉ ra rằng các bài dài hơn có xu hướng thu hút được nhiều backlinks tự nhiên hơn các bài ngắn
Cả nhà xem ảnh 25 nhé!
Sự thật là, chúng tôi đã khám phá ra rằng những bài TOP trên Google thường có xu hướng dài.
Con số trung bình mà chúng tôi tính toán được cho các trang ở TOP 10 là 1,447 từ. (Các dự án mình triển khai thường có số từ tối thiểu của 1 bài là 3000 từ – Dũng Cá Xinh)
Tuy nhiên, mặc dù sự thật là bài dài có xu hướng thu hút backlinks thì chúng tôi chưa tìm ra sự liên quan trực tiếp giữa Số Từ và Ranks. (Tức là không chắc chắn là bài 6000 từ sẽ tốt hơn bài 2000 từ)
Cả nhà xem ảnh 26 nhé!
Cũng như Keyword-optimized Title Tags, Nội dung dài (Long-form content) có thể giúp bạn đạt được TOP 1. Nhưng dài ra sao hay thế nào thì vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tóm lại: Các bài TOP 1 google trung bình có 1,447 từ nhưng dài hơn nhiều hay ít không ảnh hưởng trực tiếp đến Rank.
10 – PAGE HTML SIZE KHÔNG CÓ LIÊN HỆ ĐẾN RANKINGS
Liệu tổng số Bytes của 1 trang có ảnh hưởng đến Google rank?
Theo thống kê lần này, câu trả lời là KHÔNG!
Cả nhà xem ảnh 27 nhé!
Chúng ta thường hay có suy nghĩ trang với bloated HTML và dung lượng size lớn sẽ tạo ra bất lợi cho trang.
Cả nhà xem ảnh 28 nhé!
Tuy nhiên, theo như thống kê lần này, Page Size không liên quan đến Rank.
11 – URL NGẮN (SHORT URLS) CÓ XU HƯỚNG TỐT HƠN URL DÀI (LONG URLS)
Google recommends cũng khuyên anh chị em sử dụng “Simple URLs) thay vì các URL siêu dài (“extremely long”).
Cả nhà xem ảnh 29 nhé!
Tuy nhiên, những gợi ý này khá chung chung và hướng mọi người tối ưu URL để tăng trải nghiệm người dùng.
Chúng tôi đã nghiên cứu sâu mối liên quan giữa độ dài URL và Ranks và sự thật đã được lộ ra: Short URLs tốt hơn Long URLs.
Cả nhà xem ảnh 30 nhé!
Đặc biệt, URLs của các vị trí TOP 1 ngắn hơn trung bình 9,2 ký tự so với các vị trí khác trong TOP 10.
Cả nhà xem ảnh 31 nhé!
Và độ dài URL trung bình của TOP 10 là 66 ký tự.
Tuy nhiên, tổng thể thì hầu hết URLs có vị trí TOP 1 trên Google có độ dài khá giống sau (từ 40 – 100 ký tự)
Cả nhà xem ảnh 32 nhé!
URLs ngắn có thể tăng hiệu quả SEO theo nhiều cách khác nhau.
• Đầu tiên, Short URLs có thể tạo ra CTR tự nhiên cao hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra điều này.
• Thứ hai, Short URLs có thể giúp Google hiểu chính xác trang bạn nói về cái gì.
• Ví dụ, một URL ngắn như codai.net/top-10-cay-canh-trong-nha sẽ giúp Google dễ hiểu hơn là một link thế này: http://codai.net/…/top-10-cay-canh-trong-nha-dep-nhat…
• Cuối cùng, URL dài thường thể hiện trang nằm sâu so với trang chủ. Điều này có nghĩa là Authority Flowing bị giảm. Authority này giảm thì đương nhiên sẽ bị giảm ranks.
Hãy cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu trang này nằm ở rất sâu so với trang chủ.
Cả nhà xem ảnh 33 nhé!
Tóm tắt: URLs ngắn hơn có mối liên hệ với thứ hạng cao. Độ dài trung bình của URL các trang nằm TOP 1 là 66 từ.
12 – KHÔNG CÓ MỐI LIÊN HỆ GIỮA SCHEMA MARKUP VÀ RANKINGS
Gần đây cả làng cả tổng đổ dồn vào nghiên cứu Schema và làm cả cộng động làm SEO xôn xao nhiều năm.
John Mu đến từ Google cũng đã trả lời hết sức mập mờ về tầm ảnh hưởng của Schema đối với Rankings.
Cả nhà xem ảnh 34 nhé!
Rất nhiều ngươi ftin rằng Schema Markup cho phép công cụ tìm kiếm hiểu tốt hơn về nội dung đó muốn nói về điều gì. Việc hiểu sâu này sẽ cổ vũ cho Google và các công cụ tìm kiếm hiển thị trang đến nhiều người hơn.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng dữ liệu có cấu trúc (Structured Data) để giúp Google hiểu rằng khi bạn sử dụng từ “Toy Story”, bạn đang muốn nói về tiêu đề một bộ phim nổi tiếng… chứ không không phải là một thương hiệu nhượng quyền.
Cả nhà xem ảnh 35 nhé!
Rất nhiều website đã sử dụng Schema để ăn được những “Rich Snippets” trong SERPS.
Tuy nhiên, mặc dù những lợi ích tiềm tàng này là có thật, chúng tôi đã nhận ra có quá ít trang đứng TOP đã thực thư Schema.
Chúng tôi nhận thấy chỉ có khoảng 72,6% trang đứng TOP ở trang 1 Google có sử dụng Schema.
Và, theo báo cáo của chúng tôi, sự xuất hiện của dữ liệu có cấu trúc không có liên hệ đối với Google rankings.
Cả nhà xem ảnh 36 nhé!
Tóm tắt: Sử dụng Schema markup có những giá trị nhất định. Nhưng nó không có “mối quan hệ biện chứng ^^” trực tiếp với Google Rank!
13 – WEBSITES CÓ “TIME ON SITE” TRÊN TRUNG BÌNH CÓ XU HƯỚNG ĐẠT RANK CAO HƠN TRÊN GOOGLE
Rất nhiều anh chị em trong thế giới SEO đã mặc định rằng: Google sử dụng “tín hiệu trải nghiệm người dùng” (giống như Bounce Rate – Tỷ lệ phần trăm của lượt truy cập trên trang web mà người dùng chỉ xem duy nhất một trang và không thực hiện bất kỳ hành động tương tác nào trên trang đó trước khi rời khỏi trang – Dũng Cá Xinh; Time onsite – thời gian trung bình mà một người dùng dành cho việc duyệt các trang web của một trang web cụ thể trước khi rời khỏi trang web đó. Thông thường, thời gian truy cập trang web dài hơn được coi là một chỉ số tích cực trong SEO, bởi vì nó cho thấy người dùng đã quan tâm và tương tác với nội dung trên trang web đó trong một khoảng thời gian dài hơn; Organic Click-through-rate – tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic) trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Tỷ lệ này thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các chiến dịch SEO và đo lường độ hấp dẫn của tiêu đề và mô tả trang web trong kết quả tìm kiếm – Dũng Cá Xinh; Pogosticking – một thuật ngữ trong SEO để mô tả hành vi của người dùng khi họ truy cập vào một trang web từ kết quả tìm kiếm và sau đó trở lại kết quả tìm kiếm và chọn một trang web khác. Việc này cho thấy rằng trang web đó không cung cấp thông tin hoặc trải nghiệm người dùng mong đợi và do đó có thể bị ảnh hưởng đến thứ hạng (ranking) trên các công cụ tìm kiếm. – Dũng Cá Xinh) là những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến Rankings.
Để thử nghiệm lý thuyết này, chúng tôi đã chạy Test một danh sách tên miền trong dữ liệu lớn thông qua Alexa để xác định site-wide Time On Site. Và thực sự đúng là Time On Site có liên quan mật thiết đến việc đạt Rank ở trang 1.
Cả nhà xem ảnh 37 nhé!
Đặc biệt, chúng tôi khám phá ra Time On Site có mối liên quan rất chặt chẽ với Thứ hạng. Time On Site trung bình cho các trang nằm ở TOP 10 Google là 2,5 phút.
Cả nhà xem ảnh 38 nhé!
Chú ý rằng nghiên cứu độc lập này chưa chứng minh được mối liên hệ TRỰC TIẾP giữa Time On Site và việc đạt thứ hạng cao.
Dĩ nhiên, Google sẽ sử dụng những tiêu chí như Time On Site hay Bounce Rate như những chỉ số quyết định thứ hạng (mặc dù trước đó họ đã chối). Sự thật là nội dung chất lượng cao sẽ tăng tương tác người dùng, và Time On Site là một minh chứng của High-quality content.
Do đây chỉ là một nghiên cứu độc lập nên mọi kết luận đều chỉ mang tính chất tham khảo.
Key quan trọng: Time On Site trung bình của các trang nằm ở trang 1 là 2,5 phút.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này của Brian Dean có sự hỗ trợ rất lớn từ các công cụ trả phí: Ahrefs, Alexa, Semrush và miễn phí Google Search Console cùng một số công cụ khác.
Trong số 13 yếu tố được đề cập trong bài, phần Backlinks vẫn có nhiều tranh cãi, đặc biệt là sau những phát biểu gần đây của một phát ngôn viên không chính thức của Google: “John Mueller của Google cho biết khi nói đến các liên kết mà SEOers tạo ra để thao túng thứ hạng tìm kiếm và đạt được vị trí xếp hạng trong Google, những liên kết đó hầu như bị Google bỏ qua.”
Tuy nhiên tổng thể, cá nhân mình (Dũng Cá Xinh) thấy đây là một nghiên cứu quan trọng và đã đem đến rất nhiều thông tin hữu ích, không biết anh chị em có nghĩ thế không ạ?